Hiện nay, ở cơ quan đơn vị nào cũng có hòm thư góp ý. Hòm thư thực sự là cầu nối, là nơi chuyển giúp tâm tư, tình cảm, những đề nghị, góp ý… mà đôi khi vì lý do tế nhị, người cần bày tỏ không tiện nói ra trong cuộc họp, hoặc không có điều kiện dự các cuộc họp để bày tỏ.

Mục đích của hòm thư góp ý là tạo thêm một kênh thông tin giúp cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị có cái nhìn khách quan về kết quả hoạt động của các đơn vị cơ sở, các mối quân hệ, tình hình tư tưởng bộ đội, những khiếm khuyết trong lãnh đạo chỉ huy… để có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh xử lý kịp thời. Mặt khác, cũng góp phần đấu tranh chống những biểu hiện hách dịch, quan liêu, cửa quyền… Điều đáng quan tâm là có rất nhiều cơ quan, đơn vị nhận thức chưa đúng ý nghĩa của hòm thư góp ý, nên quản lý và sử dụng chưa hiệu quả. Từ việc người giữ chìa khóa, mở hòm thư, bảo quản hòm thư đến nơi đặt hòm thư… còn nhiều bất cập.

Theo quy định, việc quản lý hòm thư là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị – đây là người duy nhất giữ chìa khóa và mở hòm thư để trực tiếp nắm bắt những ý kiến đóng góp, phản ánh. Tuy nhiên, có nhiều cơ quan, đơn vị, nhất là cấp tiểu đoàn và đại đội, việc giữ chìa khóa và mở hòm thư lại giao cho trực ban nội vụ, thậm chí có trường hợp giao luôn cho chiến sĩ liên lạc. Điều này dễ dẫn đến nhiều trường hợp chỉ huy đơn vị không biết được những nội dung phản ánh qua hòm thư góp ý, đồng thời không khuyến khích được mọi người đóng góp ý kiến qua hòm thư. Tôi nhớ trước đây khi mới ra trường về đơn vị, trong khi sửa chữa doanh trại, một chiến sĩ sơ ý làm rơi vỡ hòm thư, đồng chí đại đội trưởng mới phát hiện một lá thư của chiến sĩ gửi cho chỉ huy bị bỏ quên trong đó mấy năm rồi. Trong thư đồng chí này giãi bày những tâm sự của mình về những vướng mắc tình cảm riêng tư, nhưng thật tiếc khi lá thư được mở ra thì chiến sĩ ấy đã ra quân từ lâu rồi, và chỉ huy đơn vị cũng chuyển công tác khác. Hiện nay, không ít đơn vị triển khai hòm thư góp ý chỉ là hình thức chứ không vì mục đích để nắm thêm thông tin

Thiết nghĩ, các cơ quan có thẩm quyền, nhất là Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ các cấp sớm có các biện pháp chỉ đạo thống nhất về việc lập hòm thư góp ý ở từng cấp, quy định rõ về kích thước, vị trí lắp đặt, chất liệu… Nên chăng, mặt trước của hòm thư phải có kính trong suốt để nhìn thấy thư góp ý bên trong, có như vậy mới phát huy hiệu quả và tính thiết thực của hòm thư góp ý.

  Hãy đến với MICA DHF 44 HÀNG HÒM  : 024 38289303 ; 024 39289767.

  Cảm ơn Qúy khách hàng đã quan tâm !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *